Diễn đàn làm đẹp và sức khỏe

Wednesday, July 16, 2014

Bệnh gút là bệnh gì?

0 comments
Bệnh gút (hay bệnh thống phong) là một bệnh lý rối loạn phức tạp ảnh hưởng lên mọi người không chỉ riêng cho người giàu. Tại Việt Nam, hiện có đến hàng triệu người đang phải khổ sở vì bệnh này. Phần lớn các bệnh nhân gút được chẩn đoán là nam giới tuổi trung niên có cơn gút cấp trên một tiền sử bệnh tiềm ẩn và phần lớn bệnh nhân có uống rượu thường xuyên. Bệnh gút ở nữ thường xảy ra sau mãn kinh. Đây là một dạng của bệnh xương khớp có thể chữa trị được và có nhiều cách để phòng ngừa tái phát.
Bệnh gút là bệnh gì?
Biểu hiện của bệnh gút

1. Nguyên nhân của bệnh gút

Trong bệnh gút, viêm xảy ra do các tinh thể nhỏ của một chất gọi là acid uric lắng đọng trong khớp. Có nhiều nguy cơ lắng đọng nếu nồng độ acid uric cao trong cơ thể. Uric axit là một chất thải hình thành bởi sự phá hủy tự nhiên chất purin trong cơ thể (chất purin có trong các tế bào của cơ thể).

2. Triệu chứng bệnh gút

Giai đoạn đầu tiên thường là không có bất kỳ triệu chứng nào ngoại trừ nồng độ acid uric trong máu cao. Các triệu chứng đầu tiên thường gặp là ngón cái sưng đỏ và đau nhức. Và thường có đau các khớp bao gồm các khớp mắt cá chân, bàn chân, đầu gối, cổ tay, khuỷu tay và khớp nhỏ của bàn tay. Các tinh thể acid uric gây viêm khớp, dẫn đến sưng đỏ, nóng, đau, và cứng khớp. Hầu hết các bệnh nhân có các cơn đau tái phát trong vòng 2 năm. Nếu không chữa trị, trong giai đoạn sau, các cơn đau khớp cấp gây tổn thương nhiều khớp, làm tổn thương khớp, mất vận động, đau mãn tính và hình thành cục tophi (tinh thể urate lắng đọng trong mô mềm).

3. Nguy cơ mắc bệnh gút

Đàn ông có nhiều khả năng mắc bệnh gút hơn phụ nữ. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm béo phì, tiền sử gia đình, bệnh thận, huyết áp cao, hội chứng chuyển hóa, nghiện rượu và sử dụng của một số thuốc (aspirin, thuốc lợi tiểu).

4. Chẩn đoán bệnh gút
Gút thường được chẩn đoán lâm sàng bằng cách chọc hút dịch khớp và tìm tinh thể acid uric dưới kính hiển vi. Trong cơn gút cấp, nồng độ acid uric máu có thể bình thường, do đó không thể sử dụng xét nghiệm máu để loại trừ chẩn đoán gút cấp. Tuy nhiên, có thể giám sát nồng độ acid uric máu để theo dõi hiệu quả của phương pháp điều trị thể hiện ở nồng độ urate trong máu giảm. 

5. Điều trị bệnh gút

Sau khi đã chẩn đoán xác định, sẽ chỉ định dùng thuốc trong điều trị cơn gút cấp. Đối với hầu hết các bệnh nhân, thuốc tốt nhất trong cơn gút cấp là thuốc kháng viêm không phải Steroid (NSAID). Có thể sử dụng thuốc thay thế NSAIDs là colchicine dùng 2-3 lần / ngày. Đôi khi, steroid được sử dụng để điều trị bệnh gút. Nếu các cơn gút cấp xảy ra thường xuyên và nặng hơn, cần can thiệp y tế kịp thời.

Bạn có biết? Thay đổi cách sống giúp giảm nguy cơ mắc bệnh gút.

Làm đẹp khỏe mách bạn 5 tips nhỏ nhưng hiệu quả cực lớn trong việc xua tan nỗi lo bệnh gút. Các bạn đừng quên vận dụng 5 tips này mỗi ngày nhé!
-Uống nhiều bia hoặc rượu mạnh làm tăng cơ hội mắc bệnh gút. Nếu bạn nghiện bia rượu, bạn nên giảm dần hoặc ngưng hoàn toàn.
-Uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày giúp loại bỏ acid uric trong cơ thể. 
-Hạn chế ăn thực phẩm có nhiều purin (như cá cơm, cá mòi, ngỗng,...) giúp bạn tránh tăng acid uric trong cơ thể. 
-Ăn nhiều hải sản và thịt (đặc biệt là thịt nội tạng như gan, thận, não, tim) cũng có nguy cơ mắc bệnh gút. Bạn nên suy nghĩ kĩ trước khi "tiêu thụ" chúng mỗi ngày.
-Nếu bạn đang béo phì thì bạn nên giảm cân bằng chế độ dinh dưỡng hợp lí và nên thường xuyên rèn luyện, hoạt động thể chất. Nghiên cứu cho thấy giảm cân có thể làm giảm nồng độ acid uric và giảm xuất hiện các cơn gút cấp. 

Chúc bạn luôn khỏe!

No comments:

 

Diễn đàn làm đẹp và sức khỏe © 2014

Diễn đàn được xây dựng dựa trên nền tảng chia sẻ. Vui lòng ghi rõ nguồn link khi chia sẻ lại nội dung từ diễn đàn
Edited By IT Việt Mua Text-link vui lòng liên hệ: lamdepkhoe@gmail.com