Diễn đàn làm đẹp và sức khỏe

Sunday, October 12, 2014

Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh hắc lào

0 comments
Hắc lào là bệnh ngoài da do vi nấm gây nên và thường xảy ra nhất ở vùng bẹn. Vùng da bị bệnh thường nổi mẩn đỏ có mụn nước gây ngứa ngáy khó chịu cho người bệnh . Nếu không được điều trị đúng cách và kịp thời thì bệnh có thể để lại sẹo lãm trên da nhìn rất mất thẩm mỹ. Xin thông tin đến bạn đọc các dấu hiệu nhận biết cũng như điều trị bệnh hắc lào hiệu quả nhất để bệnh không kéo dài ảnh hưởng đến cuộc sống của bạn.


Dấu hiệu nhận biết bệnh hắc lào
Bệnh thường có các triệu chứng dưới đây:

- Ngứa: vùng da bị bệnh gây ngứa cả ngày lẫn đêm, nhất là những ngày trời nóng nực và lúc bệnh nhân tiết ra nhiều mồ hôi.

- Chỗ bị bệnh nổi mảng đỏ có ranh giới rõ ràng, trên bề mặt nổi nhiều mụn nước tập trung ở vùng rìa tổn thương trông giống như đồng tiền.

- Bệnh rất hay gặp ở vùng bẹn , lan đối xứng qua bên đối diện rồi có thể lan ra cả sau mông. Các vùng chi, mặt, bụng cũng có thể bị bệnh.

- Nếu không chữa trị kịp thời bệnh sẽ lan thêm ra những vị trí khác, tăng kích thước, chàm hóa hoặc lây sang người khác do tiếp xúc trực tiếp hay lây qua quần áo. Nếu bôi thuốc không đúng (thuốc quá mạnh, bôi dây sang da lành hay da non, thuốc không đúng bệnh…) có thể gây ra tình trạng phỏng, chảy nước nhiều, ngứa dữ dội… trong một số trường hợp có thể gây nhiễm trùng, đi lại khó khăn


Chữa hắc lào theo Tây y
Việc chữa bệnh chủ yếu là dùng các thuốc bôi ngoài da. Tuy các loại thuốc này đều có bán tại các tiệm thuốc nhưng người bệnh không nên tự ý mua về tự điều trị tại nhà mà cần đi khám bác sĩ da liễu để được chỉ định loại thuốc và liều lượng sử dụng thích hợp tránh gặp phải các tác dụng phụ của thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc chữa căn bệnh này:

Nhiều loại thuốc bôi cổ điển đã được pha chế sẵn như Antimycose, BSA, ASA, BSI… có tác dụng tốt nhưng gây lột da nhiều, đau rát, để lại màu đen trên da như sạm da hoặc gây biến chứng tương tự thuốc dân gian.

Gần đây có nhiều loại thuốc kháng nấm mới có thể dùng tại chỗ hay uống. Thuốc bôi có dẫn xuất của Imidazole như Econazole, Miconazole, Clotrimazole… bôi 2 lần trong ngày. Đặc biệt ketoconazole chỉ cần bôi 1 lần trong ngày. Những thuốc này có ưu điểm là không có màu, mùi thơm, không gây lột da, viêm tấy, nhưng có thể gây dị ứng nhẹ.

Tuy nhiên dị ứng này sẽ giảm và hết khi ngưng bôi thuốc hay dùng thuốc chống dị ứng. Trong trường hợp nấm tái phát nhiều lần hay nhiều vị trí, thường sử dụng thuốc uống như Griseofulvin, Ketoconazole (Nizoral), Itraconazole (Sporal), Fluconazole… tuy nhiên cần cẩn thận khi sử dụng thuốc chống nấm toàn thân do thuốc có tác dụng phụ.

Thuốc được sử dụng hạn chế ở những người có bệnh nội khoa mãn tính như gan, thận…. Khi phối hợp với các thuốc khác cần phải thận trọng có sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa, do có thể có những biến chứng nặng nề. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể tham khảo một số cách chữa bệnh hắc lào bằng phương pháp dân gian cũng rất hiệu quả.

No comments:

 

Diễn đàn làm đẹp và sức khỏe © 2014

Diễn đàn được xây dựng dựa trên nền tảng chia sẻ. Vui lòng ghi rõ nguồn link khi chia sẻ lại nội dung từ diễn đàn
Edited By IT Việt Mua Text-link vui lòng liên hệ: lamdepkhoe@gmail.com