Bệnh gout là một trong những căn bệnh liên quan trực tiếp tới đường ăn uống. Khi bị gout cấp tính nếu như bạn không có biện pháp gì chăm sóc điều trị sớm thì bệnh thường là yếu tố chính dẫn tới gout mạn tính. Nhiều người thường nhầm bệnh gút mạn tính thường bị nhầm với các dạng viêm khớp khác, nhất là viêm xương khớp vì chúng ảnh hưởng lớn tới đường xương khớp, biến dạng các khớp xương. Hay nói cách khác, gút mạn tính chính là giai đoạn cuối cùng của bệnh gút. Bệnh gút lúc này sẽ rất khó chữa, trong nhiều trường hợp, người bệnh có thể mất đi chức năng vận động, nhiều trường hợp còn dẫn đến tử vong. Bệnh vô cùng nguy hiểm vì thế nên mọi người cần thực hiện các biện pháp phòng tránh và điều trị bệnh sớm. Một số thông tin đúng về bệnh gout mạn tính mà bạn nên biết. Hãy theo dõi ngay sau đây nhé!
Đặc điểm cần biết về gout mãn tính
1. Triệu chứng lâm sàng của gút mạn tính
Đau dữ dội, liên tục: Gút mạn tính sẽ khiến người bệnh đau đớn với các cơn đau diễn ra ngày càng dày hơn, mức độ đau ngày càng dữ dội hơn. Lúc đầu bạn có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau chuyên dụng cho bệnh gút, các cơn đau sẽ giảm nhanh chóng, nhưng càng theo thời gian, các thuốc giảm đau có vẻ như không giúp được gì cho bạn nữa.
Xuất hiện cục u tô-phi: Bên cạnh các cơn đau dữ dội, các cục u là dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất gút mạn tính. Cục u tô-phi này chính là kết quả của hiện tượng lắng đọng urat ở xung quanh khớp, ở màng hoạt dịch, đầu xương, sụn...
Bạn có thể thấy các cục u này trên các khớp bàn ngón chân cái, các ngón khác, cổ chân, gối, khuỷu, cổ tay, bàn ngón tay và đốt ngón gần, có một vị trí rất đặc biệt là trên sụn vành tai. Các cục u tô-phi có kích thước to nhỏ không đồng đều nhau. Chúng có thể có đường kính từ vài milimet đến nhiều centimet, lồi lõm, hơi chắc hoặc mềm, không đối xứng, không cân đối, ấn vào không đau, được bọc bởi một lớp da mỏng, phía dưới thấy cặn trắng như phấn, đôi khi da bị loét và dễ chảy nước vàng và chất trắng như phấn.
Ở da, móng chân, móng tay: Ngoài ra, gút mạn tính còn biểu hiện ở da, móng tay, móng chân. Tuy nhiên, các biểu hiện ở đây sẽ khá giống với vẩy nếm hay nấm nên người bệnh sẽ rất dễ nhầm.
2. Điều trị gút mạn tính
Điều trị gút mạn tính thường sử dụng nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric và có thể kết hợp dùng thêm colchicin tùy theo trường hợp. Có thể sử dụng thuốc chống viêm không steroid cho những bệnh nhân viêm khớp còn đang tiến triển.
Nếu có tổn thương thận phải chú ý đến tình trạng nhiễm khuẩn, tình trạng suy thận tiềm tàng, cao huyết áp, sỏi thận,... tiên lượng của bệnh gút tùy thuộc vào mức độ tổn thương thận.
Ngoài ra, người bệnh gút mạn tính cần tránh xa bia rượu, những thức ăn chứa nhiều purin. Cần ăn uống khoa học kết hợp luyện tập thể dục thể thao để tránh các biến chứng nguy hiểm.
Ở giai đoạn gút mạn tính, các muối urat sẽ lắng đọng tại các khớp, tại lòng mạch máu, tại van tim, tại thận sẽ ngày càng nhiều hơn, dẫn đến tình trạng suy thận, suy yếu chức năng gan, mắc các bệnh về tim mạch, có thể làm con người trở thành tàn phế.
No comments: