Diễn đàn làm đẹp và sức khỏe

Monday, March 30, 2015

Cách trị bệnh phong thấp

0 comments
Bệnh thấp khớp là một căn bệnh phổ biến nhất hiện nay. Người bị bệnh thấp khớp vào những ngày thời tiết thay đổi thất thường sẽ gây mỏi các khớp xương trên toàn cơ thể. Bệnh rất nguy hiểm gây tổn thương ở nhiều cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là ở các khớp xương, cột sống, hệ thần kinh, tim và các tổ chức dưới da. Người mắc bệnh nặng còn có thể bị thoái hóa các khớp xương lâu dần bệnh tiến triển sẽ làm tê liệt toàn thân. Do vậy chúng ta nên tìm hiểu kỹ lưỡng về bệnh trước khi tiến hành điều trị.

Cách trị bệnh phong thấp

Dấu hiệu của bệnh thấp khớp

* Bệnh thấp khớp hiện nay khá phổ biến và có thể xảy ra ở mọi độ tuổi.
Viêm khớp: là biểu hiện thường gặp nhất, có ở 75% các bệnh nhân phong thấp ở giai đoạn cấp tính. Viêm khớp thường xảy ra sau 1-2 tuần bị viêm họng với sốt, đau họng, nuốt đau, họng bị đỏ, sần sùi, 2 amidan to, đỏ nhưng có khi không có viêm họng đi trước. Viêm khớp biểu hiện từ nhẹ đến nặng. Thường là viêm nhiều khớp; khớp lớn: khớp gối, khuỷu, vai, cổ tay, cổ chân; di chuyển từ khớp này qua khớp khác rất nhanh, đôi khi có tràn dịch với nước trong, nhưng không bao giờ hóa mủ, tự khỏi sau 5-15 ngày, không để lại di chứng, không biến dạng khớp, không cứng khớp, không teo cơ, không giới hạn cử động kéo dài, chỉ trừ lúc khớp đang viêm, bệnh nhân có thể không đi được do đau trong vài ngày rồi tự lành dù không điều trị.

* Triệu chứng dễ nhận thấy của bệnh phong tê thấp là cảm thấy cứng ở các đầu khớp xương, ảnh hưởng nhiều nhất đó là các khớp xương tay, đầu gối, vai, xương chậu, đặc biệt nhất là trên xương sống. Các khớp xương đau nhức và sưng lên, nhất là các khớp xương nhỏ của bàn chân và bàn tay.

* Nốt cục dưới da: là những hạt tròn, cứng, di động, không đau, sờ được ở những xương nhô ra và có da mỏng như khủy tay, cổ tay, cổ chân, bàn chân, da đầu vùng chẩm, xương bả vai, gai xương chậu, xương sống xuất hiện trong vài ngày hoặc vài tuần rồi hết, không để lại di chứng. Ngày nay, các nốt cục dưới da này ít gặp, chỉ thấy ở khoảng 1% số bệnh nhân phong thấp.

*Hồng ban vòng: là triệu chứng ngoài da điển hình của phong thấp nhưng cũng hiếm gặp khoảng dưới 5%. Ðó là các đốm màu hồng, ở giữa nhạt màu hơn, có bờ tròn xung quanh, thường thấy ở ngực, gốc tứ chi, không có ở mặt và niêm mạc. Hồng ban thường di chuyển, không ngứa và thường để lại di chứng.

Cách trị bệnh thấp khớp

Nguyên liệu:

Sinh địa 20g, hà thủ ô 20g, cỏ xước 12g, cốt toái bổ 12g, vòi voi 10g, cốt khí 10g, phòng đẳng sâm 20g, huyết đằng 12g, hy thiêm 12g, bồ công anh 12g, thiên niên kiện 10g, dây đau xương 10g.

- Sinh địa là thân rễ phơi khô của cây địa hoàng, họ hoa mõm chó, có tác dụng bổ huyết, hòa huyết và thông huyết - dùng chống thiếu máu, suy nhược, ngoài ra còn giúp lợi tiểu, mạnh tim.

- Cây cỏ xước:Ðược dùng làm thuốc trị viêm khớp, lưng, gối, xương đau nhức, làm tan tụ máu; bổ can, thận.

- Huyết đằng: bộ phận dùng là thân cây huyết đằng phơi khô, họ đại huyết đằng. Vị đắng, tính bình. Có tác dụng trừ phong, thống kinh lạc, lợi niệu, sát khuẩn; Bổ huyết, hành huyết, khỏe gân cốt - chủ trị tê thấp, đau lưng, mình mẩy nhức mỏi.

- Vòi voi: Dùng chữa tê thấp, thông kinh lạc, hạ nhiệt, chữa mụn nhọt, viêm tấy và làm tan tụ huyết.

- Hà thủ ô: Bộ phận dùng làm thuốc gồm rễ, củ phơi khô của cây hà thủ ô. Tác dụng bổ huyết, trị thần kinh suy nhược, làm khỏe gân cốt.

Cách trị bệnh phong thấp

- Bồ công anh: Có tính chất sát khuẩn, tiêu viêm, hạ sốt, an thần và bồi bổ.

- Hy thiêm (Sieges beckia orientalis L.), họ cúc (Compositae). Thường dùng làm thuốc chữa trị đau nhức xương, trừ phong thấp, gân cốt nhức lạnh, bán thân bất toại, lưng gối tê dại.

- Cốt toái bổ: Bộ phận dùng làm thuốc gồm thân rễ cây cốt toái bổ, họ dương xỉ, tính khô, ôn bình, tác dụng chữa đau xương, tán tụ máu, sát khuẩn, giảm đau. Là vị thuốc hòa hoãn và bổ thận, bồi dưỡng sinh khí.

- Cốt khí: Bộ phận dùng là rễ phơi khô của cây cốt khí. Tác dụng chữa tê thấp, giảm đau do té ngã, bị thương và lợi tiểu.

- Dây đau xương: Có tác dụng chữa bệnh tê thấp, đau xương, đau người - là vị thuốc bổ.

- Thiên niên kiện: Bộ phận dùng làm thuốc gồm thân, rễ phơi khô của cây thiên niên kiện. Dùng chữa tê thấp, bổ gân cốt, giảm đau nhức - Thường dùng cho người cao tuổi hay đau xương khớp, mình mẩy. Thiên niên kiện còn là vị thuốc bổ giúp kích thích tiêu hóa.

- Ðảng sâm: Người ta coi đảng sâm có thể thay thế nhân sâm - Là thuốc bồi bổ cơ thể, tăng lực, chống thiếu máu, tiêu đàm; bổ tì, vị, lợi niệu.

Như vậy sự kết hợp của mười hai vị thuốc trên thật hoàn hảo, đạt được lý luận của nguyên tắc chữa trị bệnh phong thấp, luôn hỗ trợ và tăng cường tác dụng trị liệu với nhau.

Cách dùng

Phương thuốc trên tùy theo hoàn cảnh, điều kiện của từng bệnh nhân mà áp dụng. Thang này có thể dùng dưới hai hình thức như ngâm rượu hoặc sắc uống.

* Nếu ngâm rượu: cứ 1 thang thuốc trên cần ngâm với 1 lít nước, tức 1.000ml rượu trắng 400, để trong 3 ngày lại thêm 500g (nửa cân) đường hòa tan vào 500ml nước đun sôi để nguội, đổ chung vào với rượu đã ngâm thang thuốc trên. Mỗi ngày uống 2-3 lần, mỗi lần từ 10-20ml trước lúc đi ngủ, uống liên tục trong 1-2 tháng.

* Dùng thuốc sắc: Mỗi thang trên cho vào 500ml nước đun nhỏ lửa, đậy kín ấm đến khi cạn còn khoảng 150-200ml thì ngừng sắc. Gạn nước thuốc ra chia đôi, uống mỗi lần 1/2 số nước đó, uống nóng. Dùng liên tục từ 20-25 ngày.

No comments:

 

Diễn đàn làm đẹp và sức khỏe © 2014

Diễn đàn được xây dựng dựa trên nền tảng chia sẻ. Vui lòng ghi rõ nguồn link khi chia sẻ lại nội dung từ diễn đàn
Edited By IT Việt Mua Text-link vui lòng liên hệ: lamdepkhoe@gmail.com