Diễn đàn làm đẹp và sức khỏe

Thursday, March 26, 2015

Điều trị thoát vị đĩa đệm

0 comments
Bệnh thoát vị đĩa đệm là căn bệnh phổ biến hiện nay. Người bị bệnh thoát vị đĩa điệm thường gánh chịu những cơn đau quái ác về xương khớp trong sinh hoạt hàng ngày.
Bệnh thoát vị đĩa đệm là bệnh thường hay gặp ở độ tuổi từ 20 – 65 tuổi, ở độ tuổi từ 20 – 45, đây là độ tuổi con người hoạt động nhiều nhất, chịu sung chấn nhiều nhất, dễ gây tổn thương đến cột sống gây thoát vị đĩa đệm. Còn ở độ tuổi ngoài 45, thì hệ cơ xương khớp suy yếu, loãng xương, thoái hóa cột sống, lâu ngày đĩa đệm bị thoái hóa, khô, nứt nẻ, mất tính đàn hồi, sau một tác động mạnh của cột sống, đĩa đệm này sẽ rách ra, phần nhân nhầy bên trong sẽ thoát ra, chèn ép vào tủy sống, vào dây thần kinh, và rễ đuôi ngựa... gây lên bệnh thoát vị đĩa đệm.

Điều trị thoát vị đĩa đệm



Biểu hiện của bệnh thoát vị đĩa đệm?

Bệnh thoát vị gây nên những cơn đau nhức thường xuyên và âm ỉ. Tùy theo từng vị trí bị thoát vị người ta có thể chia ra từng trường hợp khác nhau, về cơ bản bệnh thoát vị đĩa đệm được chia thành hai vùng:
- Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ: Bệnh nhân thường có triệu chứng đau dọc vùng gáy, đau mỏi nhừ kéo sang bả vai và cánh tay. Có những bệnh nhân có cảm giác tê bì dọc cánh tay, thậm chí kéo tới làm tê bì mất cảm giác của bàn tay, đốt ngón tay. Có người bệnh còn có triệu chứng đau bốc lên đỉnh đầu, thậm chí hoa mắt, chóng mặt, đau tức hốc mắt.
- Bệnh thoát vị đĩa đệm thắt lưng: Bệnh nhân có biểu hiện đau vùng ngang thắt lưng, đau liên sườn. Ngoài ra bệnh nhân còn có biểu hiện đau dọc vùng mông kéo xuống chân, có thể gây tê bì chân hoặc có nhưng cơn đau rút chân khi cúi, ngửa.. Có người bệnh khi ngồi lâu, thường bị những cơn đau lưng dữ dội, phải nằm nghiêng bất động.

Điều trị thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm?

Đĩa đệm được cấu tạo như đĩa hình tròn nằm giữa những đốt xương. Phần bao bọc bên ngoài của đĩa đệm được gọi là bao xơ đĩa đệm, phần nằm bên trong được gọi là nhân nhầy đĩa đệm (dạng gel). Trong cuộc sống thường thấy 3 nguyên nhân chính gây nên bệnh thoát vị đĩa đệm:
1. Bệnh do yếu tố di truyền: Nếu bố mẹ có cấu trúc đĩa đệm yếu thì con cũng rất dễ bị mắc bệnh.
2. Bệnh do quá trình hoạt động, lao động bị sai tư thế nghiêm trọng hoặc do chấn thương cột sống đột ngột
3. Bệnh gây nên do quá trình thoái hóa (Đây là trường hợp thoát vị phổ biến nhất):
Quá trình thoái hóa cột sống tác động tới bao xơ đĩa đệm làm vòng bao xơ trở nên xơ cứng, mất đi tính dẻo dai. Khi đó người bệnh không nhất thiết phải mang vác các vật nặng sai tư thế nhưng vẫn mắc bệnh. Bởi lẽ, bao xơ đĩa đệm bị xơ cứng bây giờ chỉ chịu được một áp lực giới hạn rất nhỏ. Khi rách bao xơ làm cho nhân nhầy thoát ra chèn ép vào rễ thần kinh gây nên bệnh thoát vị.

Cách chữa bệnh thoát vị đĩa đệm?

Ở giai đoạn nhẹ bệnh nhân cần áp dụng xen kẽ việc nằm nghỉ trên nền cứng, làm nóng tại chỗ bằng chiếu tia, xoa bóp. Dùng phương pháp kéo nắn cột sống để làm giảm áp lực cho nó và giúp đẩy đĩa đệm về vị trí cũ; châm cứu để làm giãn cơ , huy động máu huyết đến các khối cơ, kiện thận; bệnh nhân cần tránh những động tác quá sức như mang vác nặng, cúi gập người… Ở giai đoạn nặng, bệnh nhân phải dùng thuốc giảm đau, dãn cơ hoặc tiêm corticoid tại chỗ.
Ở Việt Nam hiện nay tình trạng mắc phải bệnh xương khớp khá phổ biến với cả nam và nữ. Điều trị bằng phương pháp nào để đạt hiệu quả và an toàn vẫn là vấn đề mà các nhà nghiên cứu y học cả đông và tây y rất quan tâm.

- Chế độ vận động: trong thời kỳ cấp tính, bệnh nhân cần nằm nghỉ tại giường 1-2 tuần.
- Điều trị vật lý: tia hồng ngoại, bó paraphin, chườm nóng bằng cám rang, muối rang hoặc ngải cứu.
- Dùng dòng điện: sóng ngắn, điện xung, điện phân. Châm cứu giảm đau, tia lase
- Dùng các thuốc giảm đau, chống viêm, vitamin nhóm B. Phong bế tại chỗ bằng novocain.
- Phương pháp nắn chỉnh cột sống: kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền. Người thầy thuốc chỉ dùng tay để chữa bệnh.
- Thể dục điều trị: sau thời gian cấp tính, cần tiến hành thể dục điều trị, nhằm cải thiện chức năng của các cơ giữ tư thế cho cột sống, hạn chế biến dạng cột sống, chống teo cơ.
- Về điều trị bằng Đông y, người ta thường áp dụng các phương pháp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm. Xoa bóp có tác dụng giảm đau, chống co cứng và cải thiện chức năng các cơ cạnh cột sống. Trị bệnh bằng châm cứu được phát triển ở Trung Quốc từ 2-3 ngàn năm nay. Châm cứu kích thích tiết ra những chất hóa học tự nhiên có tác dụng giảm đau.
- Phẫu thuật chỉ có chỉ định trong một số rất ít các trường hợp. Đó là khi điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng, hay có một số biến chứng của bệnh như liệt và teo cơ, rối loạn cơ tròn. Phẫu thuật nhằm giải phóng rễ thần kinh khỏi bị chèn ép. Đó là các biện pháp cắt bỏ đĩa đệm qua da, mổ cắt cung sau, mổ lấy nhân thoát vị.

No comments:

 

Diễn đàn làm đẹp và sức khỏe © 2014

Diễn đàn được xây dựng dựa trên nền tảng chia sẻ. Vui lòng ghi rõ nguồn link khi chia sẻ lại nội dung từ diễn đàn
Edited By IT Việt Mua Text-link vui lòng liên hệ: lamdepkhoe@gmail.com