Mất ngủ, khó ngủ là trạng thái
rối loạn giấc ngủ thể hiện ở ban đêm không ngủ được hoặc thiếu ngủ. Mất ngủ do nhiều nguyên nhân gây ra, khiến người bệnh mệt mỏi, suy nhược cơ thể.
Nguyên nhân gây mất ngủ - khó ngủ
Mất ngủ chủ yếu do những nguyên nhân dưới đây, chúng ta hãy cùng theo dõi:
1. Mất ngủ do tâm sinh lý rối loạn:
Dạng mất ngủ
này thường xảy ra do xúc cảm buồn, chán, thất vọng, thất bại trong công
việc, căng thẳng, lo âu, xung đột trong gia đình, xã hội… Nhiều bệnh
nhân mất ngủ do tâm
sinh lý, dùng thuốc ngủ lúc đầu có hiệu quả, nhưng sau đó gặp rắc rối vì
nghiện thuốc và tương tác với rượu. Khi bệnh trở thành mạn tính, dù
dùng thuốc họ cũng ít khi ngủ được và trạng thái bệnh lý sẽ trầm trọng
thêm.
2. Do dùng một số thuốc để chữa bệnh:
Lạm dụng thuốc ngủ, thuốc an thần nên hệ thần kinh trung ương suy yếu, gây hội chứng mất ngủ. Ngoài ra một số thuốc khác cũng gây mất ngủ
như corticoid, nội tiết tố tuyến giáp, thuốc điều trị tăng huyết áp,
bệnh thần kinh và ngay cả một số thuốc dùng để điều trị bệnh trầm cảm.
3. Do sử dụng các chất kích thích:
Một số chất kích thích được mọi người hay dùng và rất dễ gây mất ngủ
như rượu, caffeine (có trong chè, cà phê), nicotine (có trong thuốc
lá). Uống rượu nhiều và kéo dài sẽ gây rối loạn giấc ngủ nặng, thời gian
ngủ rút ngắn, đêm thường thức giấc, giai đoạn bắt đầu vào giấc ngủ khó
và lâu. Khi đã ngủ, thường xuất hiện các đợt giật mình, cảm giác hoảng
sợ, tim hồi hộp, giấc ngủ chập chờn. Sinh hoạt thường ngày không chừng
mực, làm nhiều việc, không hoạt động thể dục, có thể làm chứng bệnh mất ngủ nặng hơn.
4. Do tuổi cao:
Bên cạnh đó, ở những người cao tuổi, đau là nguyên nhân mất ngủ
phổ biến nhất, điển hình là các bệnh cơ xương khớp như thoái hóa khớp,
loãng xương… có đặc điểm là đau tăng lên về nửa đêm gần sáng, làm cho
bệnh nhân bị tỉnh giấc và sau đó rất khó ngủ tiếp. Các bệnh lý khác bao
gồm bệnh thiếu máu cơ tim gây đau ngực, hiện tượng hay tiểu đêm (như u
xơ tiền liệt tuyến), hoặc khó thở (do suy tim, viêm phế quản, hen phế
quản) cũng góp phần gây ra mất ngủ.
Ngoài
ra, theo sự phát triển tâm sinh lý ở mỗi người, chu kỳ thức ngủ sẽ thay
đổi dần theo tuổi tác. Ở người già, thời gian ngủ sẽ ít dần, có khuynh
hướng ngủ muộn hơn và thức dậy sớm hơn. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng
nhất là chất lượng của giấc ngủ, sau khi ngủ dậy phải cảm thấy tinh thần
sảng khoái, phấn chấn, thích làm việc.
No comments: